Cây Lộc Vừng thường được dùng làm cây cảnh giá trị cao. Giá cả thì đa dạng tùy sở thích người mua và sự ra giá của người bán, có cây tới cả trăm triệu là chuyện bình thường đối với dân thích chơi cây cảnh, những đại gia phát đạt sẵn sàng đem về trồng.
Hè đến, những người yêu cây bonsai lại bắt đầu chờ đón một mùa hoa Lộc Vừng. Theo phong thủy cây cảnh cây Lộc Vừng hút tài lộc, theo các cụ ngày xưa quan niệm thì Lộc ứng với Tài lộc – Vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Chưa kể thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp có ý nghĩa là sự thịnh vượng. Chính vì những lẽ đó mà cây Lộc Vừng được các nghệ nhân yêu cây bonsai trồng rất nhiều.
Contents
Cách trồng cây Lộc Vừng
Cách trồng cây Lộc Vừng không khó nhưng cách chăm sóc cây cảnh để cây sống lâu, phát và ra hoa lại là việc không đơn giản tẹo nào. Cây Lộc Vừng được nhiều người chuộng bởi không chỉ là cây bóng mát mà còn là cây cảnh có hoa nở khá đẹp.
Đất trồng cây Lộc vừng
Loại đất trồng cây Lộc Vừng phải là loại đất màu, trộn thêm một vài loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ, một chút phân bón. Đất phải đảm bảo tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao.
Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng
Hướng dẫn trồng cây Lộc Vừng như sau: cây Lộc Vừng dù bạn trồng trong hang, bể hay dùng chậu trồng cây thì điều kiện tiên quyết đó là có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong chậu và đất bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu, nhấn đất thật chặt để giữ cây cố định.
Bạn có thể xếp gạch và đá quanh bầu, chú ý tưới nước và chăm sóc cây cây Lộc Vừng cho đến khi rễ cây phát triển mạnh. Chúng đâm xuyên ra bên ngoài thì lúc đó mới bỏ gạch đá ra và cần bịt lỗ thoát nước vào. Bạn chỉ tưới nước cây Lộc Vừng vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng
Đa phần cách chăm sóc cây cảnh không khó nếu tuân thủ các kỹ thuật trồng cây Lộc Vừng đúng phương pháp. Thực tế, giai đoạn trồng cây sẽ quyết định tới 80% mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Bên cạnh đó, cách chăm sóc khoa học sẽ giúp cây ra hoa nở đỏ rực, đẹp đúng như mong muốn của bạn.
Trước tiên, cần thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần để giữ độ ẩm cho cây ra rễ mới. Đặc tính của cây Lộc Vừng là không cần bón phân vì chúng có sức sống mạnh mẽ, có chăng nếu bạn muốn cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh hơn thì nên bón chút phân đạm định kỳ vài tháng 1 lần.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng cho hoa nở đỏ rực theo ý muốn
Trước khi trổ hoa từ 1 – 1,5 tháng bạn bón thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng với nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần và để cây đón ánh sáng nhiều hơn. Phải làm cho cây bỏ hết toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, sau đó tiến hành tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.
Sau 4 ngày lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và 3 ngày tiếp theo cây rụng hết toàn bộ lá. Sau khi cây rụng hết lá, ta tiếp tục tưới nước vo gạo hàng ngày để bổ sung và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng sau thì mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, bạn lại tiếp tục làm theo quy trình trên thì cây Lộc Vừng lại tiếp tục nở hoa.
Thông thường các cây Lộc Vừng có đường kính gốc từ 4 cm đến 20 cm, thích hợp trồng tại khu biệt thự, thiết kế vườn đứng, vườn tường. Còn những cây có kích cỡ lớn hơn, kích cỡ đường kính gốc từ 20 cm trở lên, thích hợp trồng ở khu đô thị, khu sân vườn biệt thự.
Hi vọng bài viết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn có cây Lộc Vừng đẹp như ý!